Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu luôn là bước đầu tiên và là bước đi rất quan trọng quyết định hướng đi, mục tiêu và tham vọng của doanh nghiệp đó.
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
- Bộ nhận diện cốt lõi (tên, slogan, logo)
- Nhận diện thương hiệu doanh nghiệp (danh thiếp, hồ sơ, brochure, catalogue sản phẩm...)
- Nhận diện thương hiệu sản phẩm (bao bì, nhãn mác, tem...)
- Nhận diện thương hiệu tại cơ sở kinh doanh (biển bảng tên, showroom, quầy kệ, poster...)
- Nhận diện thương hiệu điện tử (website, page, blog...)
Tại sao mọi doanh nghiệp đang nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho riêng mình cùng tìm hiểu lí do dưới đây:
1. Định hình doanh nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng "nhận diện" doanh nghiệp, sản phẩm. Nói một cách khác, bộ nhận diện tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh rõ ràng, xác định, gợi hình, dễ gọi tên khi nhớ đến, dễ liên tưởng khi muốn diễn tả. Không có bộ nhận diện thương hiêu, doanh nghiệp như một kẻ vô hình, không tên tuổi, không danh tính, không hình hài, không ai nhớ đến và không ai biết đến.
Bước đầu tiên khi muốn tiến vào trí nhớ và tình cảm của khách hàng, bạn có phải có một cái tên và xác định được bạn là ai. Bộ nhận diện thương hiệu đang làm điều đó cho bạn, giúp cả một tổ chức đồ sộ thu gọn lại, dễ mô tả chỉ bằng một thứ gọi là "thương hiệu" - Brand.
2. Cơ hội cho marketing
Các hoạt động, chiến dịch marketing đều vận hành, chạy trên bộ nhân diện thương hiệu. Marketing sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như những nguyên liệu nền tảng, biến tấu nó trở nên độc đáo, cách mạng, phong trào. Và sau tất cả điểm nhấn chính của chiến dịch chính là yếu tố tạo nên bộ nhận diện: tên, logo, slogan...
Khi bạn chạy một chiến dịch marketing thành công, sẽ dẫn dắt được sự tập trung, đạt mục tiêu rõ ràng.
3. Tăng doanh thu, lợi nhuận
Khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm có tên tuổi. Xây dựng bộ nhận diện không chỉ giúp doanh nghiệp có được lớp áp thương hiệu giá trị tăng hàng năm mà còn cho khách hàng niềm tự hào khi sử dụng sản phẩm. Sử dụng sản phẩm, ngoài giải quyết vấn đề, khách hàng còn nhận được sự hãnh diện khi sở hữu sản phẩm. Điều này đã chứng tỏ giá trị tăng thêm của sản phẩm khi có thương hiệu. Sở hữu sản phẩm có thương hiệu như thế thì không một khách hàng nào ngần ngại bỏ thêm tiền để mua được sản phẩm đó. Lợi nhuận rõ ràng đang tăng lên.
Tên tuổi của thương hiệu lan rộng trên mọi kênh, phương tiện truyền miệng, truyền thông, tiếp cận nhiều người hơn. Cảm xúc có được như những khách hàng của bạn, họ trở thành khách hàng mới. Doanh thu sẽ tăng lên.
Bộ nhận diện thương hiệu lúc này không còn là lớp áo đơn thuần, nó là một phần cấu tạo nên giá trị của sản phẩm.
4. Tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp
Giá trị của doanh nghiệp được định giá hàng năm, không chỉ thông qua vốn cổ phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài sản cố định của công ty mà còn qua định giá thương hiệu. Những thương hiệu lớn trên thế giới có giá trị được định giá lên đến hàng trăm tỷ đô la như Google (229 tỷ), Apple (228 tỷ USD), Microsofl (122 tỷ USD)...
Giá trị khổng lồ đó không phải là kết quả ngày một ngày hai mà còn là thành quả của cả một quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong đó, bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò chính. Thương hiệu mạnh hình thành từ nhận diện thương hiệu.
5. Tạo niềm tự hào cho nhân viên
Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, có danh tiếng luôn là niềm tự hào của nhân viên công ty. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm cả bộ nhận diện văn phòng (đồng phục, tài liệu, thiết bị văn phòng...) giúp nhân viên yêu mến công ty hơn, chăm chỉ làm việc hơn và luôn gắn bó với công ty.
Thương hiệu không chỉ kêu gọi khách hàng mà còn hấp dẫn rất nhiều đối với nhân viên mới. Các công ty có tên tuổi luôn có lượng đơn xin việc cao và thu nhận được nhiều người tài năng phục vụ cho công ty. Hình ảnh công ty xây dựng từ bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp luôn lấp lánh đối với các ứng sinh.
6. Tăng khả năng cạnh tranh
Bộ nhận diện thương hiệu được xây dựng không chỉ nhằm mục tiêu tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà nhiệm vụ của nó là nhắm đến việc tác động vào nhận thức, cảm nhận của khách hàng, đối tác về sự chuyên nghiệp và tin cậy của thương hiệu. Sự thuyết phục là sức mạnh mà bộ nhận diện thương hiệu tạo ra.
Đứng giữa hàng chục hợp đồng giống nhau về giá, chất lượng, thương hiệu của bạn được nhận diện rõ nhất sẽ tạo ra được sức cạnh tranh quyết định đến sự lựa chọn khách hàng, đối tác.
Sản phẩm của bạn được tung ra thị trường sẽ được đón chào nồng nhiệt nếu được nhận diện tốt, dễ nhớ, dễ cảm.
>> Đọc thêm: Cách các doanh nghiệp lớn gây dựng thương hiệu
7. Thể hiện tầm nhìn, sức mạnh và vị thế của doanh nghiệp
Một thương hiệu không có tầm nhìn, không thể hiện được tầm nhìn và sự mạnh mẽ của mình như đang nói với cả thiên hạ rằng mình là một người khiếm thị và yếu đuối. Bạn phải thể hiện được tầm nhìn của mình để tự khẳng định mình là một con thuyền lớn hướng tới đại dương. Khi nhìn thấy con thuyền đó, ai cũng sẽ có ngay cảm giác hứng khởi, khâm phục và tin tưởng. Bộ nhận diện thương hiệu là công cụ truyền bá tầm nhìn hiệu quả nhất, thuyết phục nhất qua những ứng dụng như tên, slogan, logo...
Bộ phận nhận diện còn khuếch trương sức mạnh, uy thế như tiếng tù và trước cuộc chiến. Trong bất cứ cuộc chiến nào, uy thế ai lớn hơn sẽ áp đảo được đối thủ. Trên thị trường, ai có tên tuổi hơn, có ảnh hưởng đến đám đông khách hàng luôn là người chiến thắng.
Bộ nhận diện thương hiệu chuẩn mực luôn thực hiện đúng và hiệu quả vai trò của mình, giúp doanh nghiệp rất nhiều trong thực hiện hoạt động kinh doanh, đạt được hoài bão, tham vọng của công ty. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngay từ khi mới bắt đầu là bước đi quyết định đến sức mạnh của doanh nghiệp trong tương lai.
(Tổng hợp)