[Dành cho HR] Các câu hỏi bộc lộ chỉ số EQ của nhân viên

Hầu hết các chuyên gia ngày nay đều đồng ý rằng một sự nghiệp thành công dựa trên trí tuệ cảm xúc (EQ) nhiều hơn là chỉ số thông minh (IQ), kỹ năng và trình độ chuyên môn.

Hầu hết các chuyên gia ngày nay đều đồng ý rằng một sự nghiệp thành công dựa trên trí tuệ cảm xúc (EQ) nhiều hơn là chỉ số thông minh (IQ), kỹ năng và trình độ chuyên môn.

 

" Chỉ số EQ của bạn thể hiện ở mức độ khả năng thấu hiểu, động viên và hợp tác tốt với người khác".  - Howard Gardner, Đại học Harvard.

Hầu hết các chuyên gia ngày nay đều đồng ý rằng một sự nghiệp thành công dựa trên trí tuệ cảm xúc (EQ) nhiều hơn là chỉ số thông minh (IQ), kỹ năng và trình độ chuyên môn. Một người có trí tuệ xúc cảm thường “dò đúng đài” cảm xúc của người khác, từ đó có thể thông cảm, thương lượng và động viên họ. Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ tự nhận thức bản thân sâu sắc và kiềm chế cảm xúc để đạt được mối quan hệ thành công trong công việc. Đáng buồn là rất nhiều nhà tuyển dụng không đặt đúng câu hỏi trong buổi phỏng vấn để khai thác EQ ở ứng viên. Tỉ lệ thất bại trong việc tuyển dụng do ứng viên thiếu EQ chiếm 23%. 8 câu hỏi phỏng vấn sau sẽ giúp bạn xác định được chỉ số EQ, hiểu rõ hơn về ứng viên và gia tăng tỉ lệ tuyển dụng thành công:

 

Bạn có xây dựng được mối quan hệ lâu bền nào ở công ty trước đây chưa?

 

Câu hỏi này giúp bạn khai thác việc xây dựng mối quan hệ nơi công sở quan trọng như thế nào với ứng viên. Tuýp người ích kỷ hoặc ít kết giao sẽ ngần ngại khi trả lời câu hỏi này. Câu trả lời của ứng viên sẽ cho thấy họ đã giúp đỡ các đồng nghiệp nhiều như thế nào và ngược lại. Dấu hiệu EQ cao là những ví dụ về việc đóng vai trò cố vấn, giúp đỡ xây dựng các mối quan hệ hay việc thường trao và nhận lời khen khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

Bạn đương đầu với thất bại như thế nào?

 

Câu hỏi này giúp bạn đánh giá khả năng học hỏi từ thất bại và sắp xếp lại các mục tiêu, chiến lược tích cực hơn. Nó cũng là chỉ số thể hiện khả năng động viên và truyền cảm hứng cho cả nhóm. Lắng nghe cách ứng viên phân tích sự thất bại. Nếu nó nằm trong tầm kiểm soát của họ, họ có nhìn lại và xem xét để thực hiện tốt hơn không. Nếu họ tập trung đổ lỗi cho người khác và bộc lộ sự thất vọng hay tức giận, đây không phải là dấu hiệu của người có EQ cao.

 

Mô tả một tình huống giải quyết mâu thuẫn trong công việc của bạn.

 

Câu hỏi này sẽ cho thấy ứng viên thật sự đương đầu với mâu thuẫn hay để nó trở thành vấn đề nhức nhối trong công việc. Lắng nghe cách họ mô tả khi đưa ra những quyết định làm lắng dịu tình hình. Ví dụ đồng nghiệp A không làm nhiệm vụ được giao và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc của đồng nghiệp B. Đồng nghiệp A công kích và đổ lỗi trách nhiệm để bào chữa cho mình. Ứng viên phải mô tả họ đã sử dụng kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm và kinh nghiệm lãnh đạo của họ để xác định thái độ và kết quả công việc của A và B một cách hợp lý. Họ cũng cần mô tả thêm về cách nhìn nhận và phân tích vấn đề một cách khách quan.

 

Ai là người truyền cảm hứng cho bạn và tại sao?

 

Câu hỏi này giúp bạn nhìn nhận những giá trị và nguyên tắc ứng xử trong công việc, cũng như sơ nét tính cách của ứng viên. Ứng viên khôn ngoan sẽ tránh đề cập đến những chính trị gia hay nhân vật nổi tiếng. Sẽ tốt hơn nếu họ nên đề cập đến những mối quan hệ thân cận, những người đã động viên họ vì sự cống hiến, nguyên tắc đạo đức, tính ngay thẳng và làm việc chăm chỉ của họ.

 

Kỹ năng làm việc với con người của bạn hiệu quả như thế nào?

 

Bạn sẽ đánh giá được khả năng giao tiếp và thuyết phục của họ khi kiểm soát sự thay đổi, phát triển các mối quan hệ và truyền cảm hứng cho nhân viên, đồng nghiệp. Hãy tìm các ví dụ về cách họ xây dựng tinh thần đồng đội, hợp tác và chia sẻ thông tin. Một câu chuyện về cách ứng viên giữ được sự bình tĩnh trong một tình huống căng thẳng sẽ luôn gây ấn tượng. Hãy hỏi về việc sếp của họ đánh giá như thế nào về các kỹ năng đó của họ. Bạn cũng có thể hỏi cách họ đã đồng cảm với đồng nghiệp đang cần hỗ trợ về những vấn đề trong cuộc sống hoặc công việc, và đã dẫn dắt đồng nghiệp đó vượt qua cuộc khủng hoảng như thế nào.

 

Bạn đã phối hợp ăn ý IQ và EQ của bạn trong tình huống cụ thể nào?

 

Câu hỏi này giúp bạn đánh giá khả năng kết hợp tư duy logic và cảm xúc của ứng viên. Một ví dụ về sự lựa chọn nhà cung cấp của ứng viên: Nếu họ dựa quá nhiều vào sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp xã hội, họ có thể chọn một nhà cung cấp chỉ vì họ là đồng hương với nhau; nhưng nếu ứng viên sử dụng IQ , họ sẽ cân nhắc và ra quyết định dựa trên mức giá và các dịch vụ cộng thêm. Cân bằng chỉ số IQ và EQ giúp ứng viên linh hoạt hơn trong việc tuyển dụng, sa thải, thương lượng và một loạt các quyết định khác trong kinh doanh.

 

Bạn đánh giá tầm quan trọng của sự lạc quan trong môi trường làm việc như thế nào? 

 

Nhà tuyển dụng cần hiểu tại sao sự tiêu cực không bao giờ nằm ở vị trí đầu trong danh sách lựa chọn ứng viên. Không ai muốn làm việc với những người chuyên đổ lỗi, than phiền hay những kẻ thua cuộc. Bạn nên đặt câu hỏi này để biết ứng viên có thể nhìn thấy các mục tiêu dài hạn không, có chán nản khi họ đối mặt với nghịch cảnh hay có nhìn thấy cơ hội ngay cả khi mọi thứ trở nên khó khăn không. Ứng viên có biết cách tận dụng thành tựu, tin tức tốt đẹp và những chỉ số tăng trưởng để tạo động lực và củng cố tinh thần không, các ứng viên này sẽ được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn.

 

Ở vị trí này, bạn dự định cải thiện những kỹ năng làm việc với con người nào?

 

Cuộc sống đòi hỏi ta phải liên tục cải thiện tất cả các kỹ năng và kiến thức, đặc biệt là các kỹ năng làm việc với con người. Đối phó với đồng nghiệp khó tính, nhân viên lười biếng, đối tác không đáng tin cậy là những thử thách lớn. Đây là một câu hỏi giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc về EQ của ứng viên. Các ứng viên có thể đưa ra ví dụ như kỹ năng nghe cần tinh tế hơn hoặc hạn chế những phản ứng bốc đồng không phù hợp. Tin tưởng người khác và ủy quyền có thể là những điều họ cần phải cải thiện. Ứng viên nào nhận thức được những khuyết điểm của mình thường được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn.

(Nguồn VietnamWorks)

Đăng nhập để viết bình luận
4 cách để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
Dựa theo bản khảo sát thực hiện gần đây bởi Blessing White - công ty toàn cầu trong lĩnh vực phát triển nhân sự, 25% nhân viên tỏ ra mãn nguyện hơn nếu được trao cơ hội để làm những gì họ giỏi nhất và 5% người trực tiếp thừa nhận rằng cơ hội phát triển sự nghiệp