5 điều sếp cần làm trước khi nhân viên nghỉ Tết

Nhà quản lý sẽ làm gì khi có công việc phát sinh khi tất cả nhân viên đã nghỉ Tết? Một nhà quản lý giỏi cần biết “dùng người”,  ai sẽ  giải quyết các vấn đề xảy ra và sẽ liên hệ họ bằng cách nào.

Nhà quản lý sẽ làm gì khi có công việc phát sinh khi tất cả nhân viên đã nghỉ Tết?

Tết là một kỳ nghỉ dài, không ai biết trước trong kỳ nghỉ đó công việc sẽ phát sinh những vấn đề rắc rối nào. Một nhà quản lý giỏi cần phải biết “dùng người” trong lúc cần thiết, ai sẽ là người giải quyết các vấn đề xảy ra và sẽ liên hệ họ bằng cách nào. 

Do đó, những nhà quản lý hãy làm những điều sau đây trước khi nhân viên nghỉ Tết:

 

1. Cập nhật thông tin liên hệ của nhân viên

 

Hãy yêu cầu nhân viên cập nhật thông tin liên hệ của họ. Bạn cần có số điện thoại và email cá nhân của nhân viên trong trường hợp công việc khẩn cấp.

 

2. Báo cáo tiến độ công việc hiện tại


Yêu cầu những nhân viên dưới quyền báo cáo tiến độ công việc cho bạn, bạn cần biết rõ tiến độ công việc hiện tại của dự án đang làm và thông tin tổng quan về dự án. Nếu nhân viên vẫn chưa hoàn thành công việc mà họ cần làm trước Tết, hãy cho họ thêm thời gian để hoàn tất trước khi họ nghỉ.

 

4. Biết được những ai có thể đảm đương công việc trong Tết


Trước khi nhân viên bước vào kỳ nghỉ, bạn hãy rà soát lại công việc của nhân viên và hỏi họ có thể xử lý công việc trong Tết tại nhà hay không. Một số nhân viên sẽ tình nguyện và sẵn sàng giải quyết một số trục trặc của công việc khi họ nghỉ Tết, nhưng một số khác thì không. Điều này giúp bạn biết phải liên hệ với ai, khi nào để giải quyết các vấn đề công việc phát sinh trong kỳ nghỉ lễ.

 

5. Chuyển giao công việc của một số nhân viên


Sau khi đã biết được thông tin ai không hoàn toàn sẵn sàng làm việc vào dịp Tết và ai có thể tình nguyện cho công việc, bạn hãy chuyển một số công việc của người không sẵn sàng cho người sẵn sàng. Hãy bảo đảm rằng những dự án quan trọng luôn có người xử lý nếu có bất kỳ sự cố hay vấn đề gì phát sinh trong kỳ nghỉ này.

 

6. Yêu cầu nhân viên dọn dẹp chỗ ngồi của họ


Một chỗ ngồi gọn gàng, sạch sẽ sẽ giúp nhân viên có tâm trạng phấn chấn hơn khi quay lại công việc. Không gì tồi tệ hơn khi năm mới bước vào văn phòng với hàng tá những mớ lộn xộn trên bàn. Ngoài ra, yêu cầu nhân viên dọn dẹp lại chỗ ngồi trước khi nghỉ để chắc chắn rằng các giấy tờ quan trọng đã được lưu trữ cẩn thận tránh bị mất mát.

- Nguồn HR Insider -

Đăng nhập để viết bình luận
KPIs CHO THU MUA
Bộ phận thu mua có nhiệm vụ tìm kiếm hàng hóa hoặc dịch vụ với giá tốt nhất, với số lượng mong muốn và chất lượng được yêu cầu.