Nhảy việc để vươn lên hay thất bại?

Nhiều người có suy nghĩ rằng nhảy việc để có cơ hội phát triển mới, thay đổi môi trường làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc ở nhiều góc độ là nhảy việc sẽ tạo nên sự tiến bộ hay “xuống dốc”? 

1. Thực trạng nhảy việc hiện nay

Theo một cuộc khảo sát nhân lực của Anphabe vào tháng 12.2021, tỷ lệ tìm kiếm công việc mới tại Việt Nam lên đến 58%. Sau quý I năm 2022, số lượng tìm kiếm công việc mới cao nhất trong ba năm trở lại đây.

Một khảo sát thực tế với 1.001 giám đốc điều hành, những người lãnh đạo các tập đoàn lớn nhất ở Châu Âu và Mỹ cho thấy trung bình các CEO làm việc cho 3 doanh nghiệp trong suốt sự nghiệp của họ. Và mặc dù việc trung thành cả đời cho một cơ quan đang ngày càng hiếm, nhưng ¼ trong số đó đã dành cả sự nghiệp cho một công ty duy nhất. Nhìn chung, người càng gắn bó với một công ty nhiều năm thì càng có cơ hội vươn lên dẫn đầu.  

Theo LinkedIn chia sẻ, thông điệp “Open to Work” trên profile cá nhân đã tăng chóng mặt trong năm nay. Người trẻ hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu cho doanh nghiệp và nhà tuyển dụng hơn, nếu không được đáp ứng họ sẽ có ý định chuyển sang đơn vị khác.

2. Vì sao giới trẻ ngày nay lại liên tục nhảy việc?

Thời kỳ 4.0 càng phát triển thì mọi nhu cầu con người cũng tăng cao, họ luôn muốn thay đổi, tìm kiếm những đổi mới về mặt cảm xúc và tinh thần. Thực trạng nhảy việc của thế hệ trẻ ngày nay chính là minh chứng cho điều đó. Do vậy, có rất nhiều nhân tố hình thành nên hành động thay đổi công việc liên tục ngày nay. 

Làm việc trong trạng thái “kiệt sức”

Nguyên nhân của điều này chính là khối lượng công việc quá nhiều, áp lực nặng nề nhưng bù lại không tương xứng với mức lương và vị trí. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của họ, khiến họ luôn làm việc trong trạng thái thiếu năng lượng và sự nhiệt huyết trong công việc.

Ngoài ra, giới trẻ GenZ ngày nay luôn chiếm tỷ lệ nhảy việc phần trăm cao nhất. Mặc dù, thế hệ này được đánh giá là tập hợp những người trẻ năng động, sáng tạo nhưng điểm yếu của GenZ trong công việc là luôn “cả thèm chóng chán”, thiên về mặt cảm xúc, tinh thần quá nhiều nên thường thấy thế hệ này hay rơi vào tình trạng "burn out" (tình trạng kiệt sức về cảm xúc, thể chất, tinh thần do căng thẳng quá mức và kéo dài).

Làm việc trong trạng thái kiệt sức

Chưa xác định được mục tiêu bản thân

Nhiều bạn trẻ ngày nay khi đi xin việc vẫn chưa chưa biết mình thật sự thích gì, muốn gì hay chưa xác định được định hướng của mình. Do vậy họ thường có tư tưởng “đi làm cho biết”. 

Đúng là việc học hỏi để phát triển không có gì là xấu nhưng bạn cần phải xác định rõ ràng phương hướng của mình để tránh tốn thời gian, công sức và mất đi cơ hội thăng tiến của bản thân.

Xích mích với đồng nghiệp và quản lý

Đây cũng là một nguyên nhân mà đa số nhân viên thường gặp phải. Khi không hòa hợp được với sếp hay luôn xích mích với đồng nghiệp thì rất khó để làm việc lâu bền. Yếu tố con người là điều kiện để quyết định mức độ gắn bó với công ty của nhân viên.

Công việc nhàm chán

Một số công việc có tính chất lặp đi lặp lại, không đổi mới nên thường những người có tính cách sáng tạo, thích khám phá sẽ dễ bị nhàm chán. Vì vậy, nhiều nhân viên đã suy nghĩ tìm một công việc mới để tạo nên nhiều cảm hứng mới mẻ hơn.

3. Cách giải quyết

Nếu một ứng viên nào đó ứng tuyển mà hồ sơ thay đổi quá nhiều công ty thì sẽ gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng và cơ hội được nhận rất thấp. Công việc của bạn không mang tính ổn định thì sẽ rất khó khăn cho quá trình thăng tiến. Vậy bạn nên làm gì để hạn chế nhảy việc?

Xác định được mục tiêu cá nhân

Bạn cần xác định rõ định hướng của bản thân, từ đó có trách nhiệm với mục tiêu mà bạn đặt ra. Một người sẽ nhanh chóng thăng tiến và gắn bó lâu dài với công ty nếu họ biết mình đang làm gì và hướng đi tiếp theo của họ là như thế nào.

Trước khi nhận việc cần tìm hiểu kỹ lưỡng

Những yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi nhận việc là các chính sách của công ty, tính chất và khối lượng công việc. Khi phỏng vấn bạn nên hỏi rõ nhà tuyển dụng nhưng quyền lợi mà họ đáp ứng có phù hợp với mong muốn bạn hay không, những kinh nghiệm của bạn liệu có đúng với mức lương công ty đề xuất không.

Hoàn thiện bản thân trong công việc

Chúng ta phải tự rèn luyện cho mình tích cách kiên trì, gặp chuyện khó không nên từ bỏ quá sớm. Ngoài ra, cứ học hỏi, trau dồi thêm nhièu kiến thức, kinh nghiệm để phát triển bản thân, đừng vì những thất bại nhỏ nhặt mà bỏ cuộc.

Phát triển khả năng giao tiếp và ứng xử

Để tạo nên sự đoàn kết, gắn bó với mọi người trong môi trường làm việc, cần rèn luyện khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử với mọi người xung quanh. Việc xảy ra bất đồng quan điểm trong công sở là chuyện hiển nhiên nhưng cần phải xử lý tình huống một cách đúng đắn. 

Nếu có những vấn đề xích mích thì cần nên ngồi lại nói chuyện rõ ràng, phân tích và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất tránh trường hợp xảy ra những hiểu lầm, cãi vã không mong muốn.

phát triển khả năng giao tiếp

Tránh tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”

Khi công ty khác lương bổng cao hơn, bạn lại có suy nghĩ nhảy việc thì sẽ khó có thể thăng tiến và ổn định được công việc. Muốn đổi sang một công ty nào đó vì lời hứa chức vụ và lương bổng cao hơn, bạn cần dự kiến được các cơ hội và nguy cơ.

Hãy đặt ra các câu hỏi cho bản thân liệu cơ hội đó có xứng đáng không? Bạn có nhiều cơ hội học hỏi, cọ xát với nghề và thị trường hơn không? Công ty có đảm bảo sẽ gắn bó lâu dài với bạn không? Vậy hãy chắc chắn rằng nếu nhảy việc thì bạn sẽ đạt được nhiều thứ khác chứ không phải về mỗi lương bổng.

Tác giả: Phương Trang

Như vậy theo bài viết ở trên, Vmax đã chia sẻ cho bạn thấy rằng nhảy việc sẽ đem lại cho bạn những gì và có thể mất đi những gì. Cần cân nhắc lựa chọn công việc và cải thiện bản thân thì mới thăng tiến sự nghiệp được thay vì lựa chọn nhảy việc.

Hãy cùng Mực in Vmax để lại đánh giá của mình bằng cách bình luận phía bên dưới hoặc theo dõi Website: mucin.vmax.vn để học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!!!


Sign in to leave a comment
Sự khác biệt của 4G LTE, 4G VÀ 5G