8 lỗi thường gặp ở máy Scan và cách khắc phục
Hiện nay, việc sử dụng máy Scan ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,... rất phổ biến và không còn xa lạ gì với nhân viên công sở. Nhưng trong quá trình sử dụng việc máy Scan gặp trục trặc sẽ gây khó khăn đến công việc của nhân viên công sở. Để giải quyết triệt để các sự cố và nhận biết được các lỗi thường gặp ở máy Scan, bạn có thể tham khảo các trường hợp sau đây.
1. Giấy bị kẹt hoặc bị cuộn nhiều tờ cùng một lúc
Kiểm tra và điều chỉnh 2 thanh gạt ở khay nạp giấy cho vừa khớp với khổ tài liệu mà bạn cần Scan.
Điều chỉnh độ dài của khay thoát giấy dầu ra đủ khớp với độ dài của tài liệu mà bạn đang Scan.
Tài liệu bạn đang scan có vượt quá khổ giấy cho phép: kích thước, định lượng giấy,...
Các bánh răng và máy máy Scan của bạn có bị bám bụi không?
Miếng cao su trên bộ phận ngắt giấy đã lắp đúng khớp chưa?
Bộ phận cuộn và ngắt giấy đã lắp đúng khớp, vị trí chưa?
Đảm bảo khay nạp giấy của máy đang mở.
Lấy tất cả giấy bị kẹt ra khỏi máy.
2. Máy Scan không scan được, không cuộn giấy vào
Kiểm tra nguồn điện của máy đã được găm vào ổ điện.
Đèn trên adapter của máy đã sáng.
Nút nguồn máy Scan đã được bật.
Máy tính kết nối với máy Scan đã được khởi động lại sau khi cài drive hoặc phần mềm.
Tài liệu đã để đúng vào khay nạp giấy của máy.
3. Hình ảnh Scan không hiển thị
Bạn kiểm tra máy hiện tại đang ở chế độ scan 1 mặt trước hay mặt sau và tài liệu của bạn đã đặt đúng vào khay giấy có mặt hướng đúng với câu hình bạn đã thiết lập.
Nếu quá trình scan bị gián đoạn, bạn có thể thử lại quá trình scan hoặc kiểm tra lại tình trạng kết nối của máy scan.
Nếu scan hình ảnh không đầy đủ và bị mờ thì có thể mực in của máy scan đã hết, bạn nên thay thế mực in mới.
4. Hình ảnh không được crop 1 cách chính xác
Nếu chức năng crop đã được bật (Automatically Detect and Straighten hoặc Automatically Detect) mà hình ảnh đầu ra vẫn chưa được crop chính xác so với kích thước tài liệu gốc thì bạn hãy vệ sinh miếng kính bảo vệ khu vực sao chụp.
5. Hình ảnh Scan ra có vết lằn của các bánh xe cao su cuộn giấy
Sử dụng giấy khác: Bạn nên sử dụng giấy có chất lượng tốt và không bị rách hay gập mép. Nên lựa chọn giấy có độ dày phù hợp với máy Scan.
Vệ sinh bánh xe cuộn giấy: Nếu bánh xe cuộn giấy của máy scan không được vệ sinh thường xuyên, các bụi bẩn và mảnh giấy có thể bám vào bánh xe và tạo ra các vết lằn trên hình ảnh Scan ra.
6. Máy tính nhận drive nhưng không thể scan được
Drive chưa được cài đúng cách: Trong quá trình cài drive, máy scan cần phải tắt, sau khi cài xong mở máy scan lên cho máy tính nhận drive rồi khởi động lại máy tính.
Đổi cổng kết nối USB của máy tính.
Drive chưa được cài đúng cách: Trong quá trình cài drive, máy scan cần phải tắt, sau khi cài xong mở máy scan lên cho máy tính nhận drive rồi khởi động lại máy tính.
Đổi cổng kết nối USB của máy tính.
7. Máy Scan quét rất chậm
Kiểm tra lại cấu hình và setup lại theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Kiểm tra đường truyền USB: Bạn nên kiểm tra xem cáp USB kết nối với máy tính có bị hỏng hoặc không và sử dụng cáp USB chính hãng để đảm bảo kết nối ổn định.
Điều chỉnh cài đặt độ phân giải: Nếu bạn cần quét tài liệu ở độ phân giải cao, tốc độ quét sẽ chậm hơn so với độ phân giải thấp. Bạn có thể điều chỉnh cài đặt độ phân giải để giảm thiểu thời gian quét.
8. Độ trễ quá lớn khi scan
Điều này có thể xảy ra khi máy tính của bạn không đủ nhanh để xử lý số lượng lớn dữ liệu khi scan.
Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thử giảm độ phân giải của tài liệu hoặc sử dụng một máy tính mạnh hơn để xử lý dữ liệu.
Trên đây đã tổng hợp cho bạn 8 lỗi thường gặp ở máy Scan và cách khắc phục các lỗi này một cách nhanh nhất. Vmax hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn tối ưu được công việc và tiết kiệm thời gian hơn nhé!