Marketing - Có phải ngành "hot" nhiều người theo đuổi nhất hiện nay?

Nhận định về ngành marketing đang hot có khá nhiều hướng khác nhau. Cùng tìm hiểu xem công việc này sẽ làm gì và định hướng ra sao?

Nhận định về ngành marketing đang hot có khá nhiều hướng khác nhau. Cùng tìm hiểu xem công việc này sẽ làm gì và định hướng ra sao? Tại sao nó lại được nhiều người quan tâm như vậy?


Marketing là gì?

GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.

Là những chương trình quảng cáo trên tivi đi kèm với những khẩu hiệu quen tai như: ”Bitis – Nâng niu bàn chân Việt”, “Prudential – Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

Là đôi khi về nhà lại nghe mẹ “khoe” hôm nay có anh chị nào đó tới nhà hỏi ý kiến về một sản phẩm mà gia đình đang dùng.

Là quá trình “làm việc” với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Marketing giúp doanh nghiệp hiểu biết nhu cầu của khách hàng, đồng thời xác định cách thỏa mãn những nhu cầu ấy một cách có lợi nhất. Chức năng chủ yếu của marketing là thu hút và giữ gìn khách hàng.

Marketing sẽ làm gì?

Marketing có thể hiểu nôm na là “tiếp thị”, nhưng thực tế Marketing lại có nghĩa rộng hơn “tiếp thị” mà mọi người vẫn đang hiểu bấy lâu nay. Nên ngành học về tiếp thị và tài chính, marketing khác nhau.

Trong lĩnh vực Marketing bạn có rất nhiều sự lựa chọn công việc cho bản thân khi học ngành Marketing. Tuy nhiên, trước khi xác định cho mình công việc phù hợp, bạn nên xác định chỗ làm cho mình trước, để định hướng được công việc yêu thích sẽ gắn bó lâu dài với nó.

Sẽ có 2 loại công ty đối với lĩnh vực Marketing và tùy theo đó, sẽ có những tên gọi công việc khác nhau.

     • Client

Khi bạn làm việc cho Client, bạn sẽ làm nhiều việc cho một đối tượng nhất định. Bạn tham gia tất tần tật từ khâu lên ý tưởng, lên kế hoạch truyền thông cho tới sản phẩm được hình thành và bạn sau đó vẫn phải quản lý, giám sát chiến dịch truyền thống của sản phẩm mình có hiệu quả hay không.

Ưu điểm khi làm tại Client là bạn sẽ được tiếp xúc và làm việc với nhiều bên đối tác khác nhau như khách hàng, công ty đối tác, báo chí, agency… việc đó giúp bạn nâng cao kiến thức trong ngành, sự am hiểu về thị trường và cải thiện độ nhạy bén của bạn.

Nhưng đi kèm với những ưu điểm đó là áp lực, khi bạn làm ở Client bạn sẽ chịu trách nhiệm chính cho mục tiêu của công ty như doanh số, giá trị thương hiệu và hàng tỉ thứ khác. 3 phòng ban chính của vị trí Client:

- Brand Management (Quản trị Thương hiệu)
- Customer Market Intelligence (CMI)
- Trade Marketing     

     • Agency

Trái ngược với Client, khi bạn làm việc cho Agency, bạn sẽ làm một công việc nhất định cho các đối tượng khác nhau. Thay vì bạn làm hết tất cả mọi việc từ lên ý tưởng, lên kế hoạch truyền thông, bạn có thể chỉ làm một công việc mà mình yêu thích. Vì thế, bạn có thể chọn làm việc tại một Agency chuyên về lĩnh vực đó.

Ví dụ: bạn là một người có kỹ năng Market Research xuất chúng, bạn có thể xin vào các Agency chuyên về lĩnh vực Market Research tại Việt Nam như Vina Reseach, hoặc bạn yêu thích tổ chức sự kiện bạn có làm việc tại Gazefi Events – một agency chuyên về sự kiện. Tuy nhiên, cũng sẽ có Agency bao gồm tất cả lĩnh vực trong Marketing như Square Group (Square Event, D Square, Biz – Eyes …) hay là Ogilvy Group (nổi tiếng với Ogilvy & Mather Vietnam, T&A Ogilvy Vietnam…)

Ưu điểm khi làm việc tại Agency là bạn sẽ được làm việc trong môi trường trẻ, năng động và đầy sáng tạo. Giờ giấc của bạn rất linh hoạt và thoải mái. Và đặc biệt, công việc của bạn cũng sẽ biến hóa khôn lường, có thể hôm nay bạn lên kế hoạch cho một nhãn hiệu sữa dành cho trẻ nhỏ, ngày mai bạn lại làm cho một nhãn hiệu bao cao su chẳng hạn.

Tuy nhiên, làm việc lâu dài tại Agency bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề “cạn ý tưởng” và tuổi thọ công việc không được lâu dài vì tính chất công việc đa dạng đòi hỏi sự sáng tạo của bạn luôn trong chế độ 200% và mới mẻ. Sẽ tới lúc, việc lên ý tưởng cho chiến dịch mới lại quá khó khăn với bạn. Một số vị trí trong Agency:

- Account

- Planner

- Copy Writer

- Designer

- Art Director

Yếu tố cần có nếu bạn quyết định theo đuổi lĩnh vực Marketing

Từng nhóm công việc sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các phẩm chất và kỹ năng cơ bản một người marketer cần phải có đó là:

  • Tính kiên trì
  • Tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro
  • Năng động, linh hoạt và sáng tạo
  • Kỹ năng quản lý
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng trình bày và thuyết phục
  • Kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả

Ngành Marketing có “HOT” không?

Marketing có thể không hẳn là một ngành “ngon” nhất hiện nay, vì  “ngon” hay không là tùy thuộc vào bản thân bạn có đam mê với ngành bạn chọn không. Hơn nữa, nó sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác nhau như môi trường, tính chất công việc. Tuy nhiên, theo một thống kê gần đây cho thấy có tới 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing và con số này không ngừng tăng bởi các doanh nghiệp đang ra sức tìm kiếm những chuyên gia Marketing giỏi, đặc biệt trong thời đại ngày nay, phần lớn khách hàng quyết định mua hàng thông qua những quảng cáo và thông điệp được truyền tải tới.

Nếu bạn có đam mê ngành này, hãy cứ bước tới và dấn thân, còn nhiều điều hấp dẫn trong nghề marketing để bạn khám phá, biết đâu bạn sẽ được trải nghiệm và phát triển mình hơn với công việc trong mơ này.


Nguồn HR 

Đăng nhập để viết bình luận
Tại sao doanh nghiệp nên sở hữu nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp?
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu luôn là bước đầu tiên và là bước đi rất quan trọng quyết định hướng đi, mục tiêu và tham vọng của doanh nghiệp đó.