Vấn nạn trục lợi bảo hiểm hiện nay

Thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là trong 3 năm Covid-19, nhu cầu bảo hiểm sức khỏe của người dân ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó là tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi.

Trục lợi bảo hiểm là những hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm, nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý họ không được hưởng.

Những đại diện các hãng bảo hiểm cho rằng hiện tượng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay đang là “vấn nạn nghiêm trọng”, điều này không chỉ gây những tổn thất, thiệt hại đến cho doanh nghiệp, cho những người tham gia bảo hiểm chân chính, mà còn tạo ra nhiều vấn nạn và hệ lụy cho xã hội. Bởi vậy, có nhiều ý kiến cho rằng quy định xử lý hiện nay chưa đủ sức răn đe khiến cho tình hình trục lợi bảo hiểm ngày càng diễn biến phức tạp.

Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở nước ta hiện nay

Tình trạng trục lợi bảo hiểm hiện nay, đều được các đơn vị nhận định rằng đây không phải là một vấn nạn quá mới mẻ tại Việt Nam và toàn trên thế giới. Theo Anh Trần Hoài Phong - Công ty Bảo hiểm Prudential, trục lợi bảo hiểm ở nước ta hiện nay phổ biến chủ yếu với bảo hiểm vật chất như bảo hiểm ôtô, xe cơ giới… Trước đây đã từng xảy ra những vụ trục lợi nghiêm trọng như vụ mua 19 hợp đồng bảo hiểm của 13 công ty bảo hiểm khác nhau ở Hải Phòng, hay vụ dàn dựng tạo hiện trường tai nạn giao thông giả ở Đắk Nông…

Tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra nghiêm trọng nguyên nhân là do những mánh khóe được dùng ngày càng tinh vi hơn. Ông Ngô Trung Dũng, phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ông cho biết hiện nay có rất nhiều hình thức trục lợi bảo hiểm:

Về phía nhân viên bảo hiểm, những hình thức trục lợi cấu kết với khách hàng để duyệt chi sai so với các điều khoản bảo hiểm, cố ý làm sai lệch tài liệu, thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

Từ phía đại lý bảo hiểm cũng có những hình thức trục lợi như tự lập hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cho khách hàng ảo để kiếm lợi từ hoa hồng. Ngoài ra, họ còn thông đồng với khách hàng để che giấu tiền sử bệnh hoặc cho tiền các khách hàng có bệnh hiểm nghèo tham gia bảo hiểm sau đó đòi tiền chi trả từ công ty bảo hiểm. 

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại bảo hiểm MB Ageas Life, anh Trần Mạnh Hoàng Việt đã chỉ ra một số hình thức trục lợi phổ biến.

Điển hình là việc khách hàng biết rõ tình trạng bệnh của mình nhưng cố ý giấu đi và mua thêm nhiều bảo hiểm để nhận được khoản chi trả sau này. Trước đây đã từng có vụ khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm khi mình bị ung thư tuyến giáp với số tiền trục lợi gần 20 tỷ đồng.

Nghiêm trọng hơn là những hình thức ngụy tạo hiện trường giả để trục lợi bảo hiểm. Khi người mua bảo hiểm đã xác định mục đích ngay từ đầu nhằm trục lợi số tiền bảo hiểm lớn, họ sẽ xây dựng các tình huống, kịch bản nhằm đánh lừa công ty bảo hiểm, cơ quan điều tra để nhận hợp thức hóa.

Cần làm gì để hạn chế được vấn nạn trục lợi bảo hiểm

Trong những năm qua, theo thống kê cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả khoảng chục nghìn tỷ đồng cho quyền lợi bảo hiểm. Mặc dù không thể liệt kê chi tiết khoản tiền đã chi trả cho khách hàng trục lợi, nhưng theo một khảo sát ước tính rằng có ít nhất 4% hồ sơ chi trả quyền lợi bảo hiểm có dấu hiệu trục lợi. Nhưng vì doanh nghiệp không có bằng chứng rõ ràng để có thể từ chối bồi thường, nên vẫn phải tiến hành chi trả.