Tư duy phản biện là gì và làm sao để cải thiện?
Tư duy phản biện là kỹ năng mềm cần thiết đối với mỗi chúng ta trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tư duy phản biện xếp thứ 2 trong top 10 kỹ năng quan trọng đối với người lao động theo World Economic Forum vào năm 2020. Bạn ý thức rằng nếu trang bị cho mình kỹ năng tư duy phản biện, bạn có thể dễ dàng giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống và công việc. Dưới đây, Vmax sẽ giúp bạn hiểu đúng về tư duy phản biện và những phương pháp để cải thiện tư duy phản biện bản thân.
1. Khái niệm tư duy phản biện
Theo National Council for Excellence in Critical Thinking (1987), tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.
Theo Paul, R. and Elder, L. (2007) đã đưa ra cách hiểu về khái niệm này như sau: “Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó.”
Vậy bạn có thể hiểu rằng tư duy phản biện chính là một quá trình tư duy biện chứng bao gồm phân tích, đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ, khách quan và công tâm.
Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
Kỹ năng tư duy phản biện đang rất được chú trọng. Vậy bạn đã biết cách để hình thành và nâng cao kỹ năng tư duy phản biện cho mình chưa?
2. Phương pháp cải thiện tư duy phản biện
Mặc dù tư duy phản biện rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên không quá khó để bạn có thể tự trang bị cho mình tư duy phản biện. Sau đây là một số cách mà Vmax gợi ý để bạn có thể cải thiện tư duy phản biện cho bản thân.
Học cách đánh giá khách quan
Bạn cần học cách đánh giá mọi việc dưới góc nhìn khách quan. Khi đứng trước một vấn đề nào đó, bạn nên hạn chế giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay chỉ đặt cái tôi của mình để nhìn nhận một vấn đề. Bạn nên đặt mình vào nhiều vị trí, xem xét vấn đề ở mọi khía cạnh từ đó đưa đến kết luận.
Đưa ra những giả định
Tư duy phản biện được hình thành cốt lõi từ những nghi vấn và giả định là yếu tố cần thiết để hình thành nên tư duy phản biện. Hãy đặt mình vào nhiều tình huống để giúp bạn phản biện tốt nhất một vấn đề nào đó.
Tập thói quen đặt câu hỏi
Việc đặt ra nhiều câu hỏi cho một vấn đề có thể giúp bạn hoàn thiện hơn trong việc nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh những trường hợp không hay có thể xảy ra. Điều này giúp vấn đề được giải quyết một cách triệt để, tránh những sai sót không đáng có về sau. Bạn chưa cần phải bắt bản thân đặt những câu hỏi quá phức tạp, hãy bắt đầu rèn luyện tư duy phản biện bằng những câu hỏi đơn giản nhưng cần thiết.
Tư duy ngược
Trước một sự việc, một tình huống, việc đảo ngược lại tình huống sẽ giúp bạn hiểu vấn đề ở một cách cặn kẽ hơn. Điều này giúp bạn có thể tìm ra đáp án nhanh hơn. Nếu trường hợp đảo ngược nếu không mang lại kết quả đúng thì chúng cũng giúp cho bạn một lần nữa khẳng định nhận định còn lại là đúng.
Kết luận vấn đề thông qua dẫn chứng thực tế
Trước khi đưa ra quyết định hay kết luận bạn nên dùng dẫn chứng thực tế để chứng minh. Đây là điều cần thiết để bạn tránh khỏi những quyết định sai lầm cũng như bảo vệ nhận định của bạn là đúng.
Hạn chế sự thỏa hiệp khi tranh luận
Trong quá trình phản biện, bạn có thể nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều hoặc đồng quan điểm tuy nhiên bạn không nên thỏa hiệp ngay với quyết định đó khi chưa kiểm chứng. Việc chấp nhận ngay ý kiến của người khác từ đầu khiến bạn hạn chế về khả năng phản biện và trở nên thụ động.
Nên hạn chế sự thỏa hiệp khi tranh luận để rèn luyện tư duy phản biện
Hiểu rằng ai cũng có thể thiếu kỹ năng tư duy phản biện
Tư duy phản biện không phải tự nhiên sinh ra và mất đi mà đó là do chúng ta rèn luyện mỗi ngày. Đừng quá tự cao cũng đừng tự ti về bản thân vì ai trong chúng ta cũng đều có thể rèn luyện cho mình kỹ năng phản biện.
Kỹ năng tư duy phản biện được đánh giá là quan trọng thứ hai chỉ sau kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Vì vậy còn lý do gì mà bạn chưa rèn luyện cho mình kỹ năng phản biện để phục vụ cho công việc và cuộc sống.
Hy vọng những kiến thức mà Vmax vừa chia sẻ có thể phần nào giúp cho bạn hình thành và cải thiện được kỹ năng phản biện của bản thân. Để học hỏi thêm những kiến thức bổ ích mỗi ngày, hãy theo dõi Website mucin.vmax.vn hoặc Fanpage Vmax Mực in ngay nhé!!!