Giá xăng giảm, hàng hóa thị trường vẫn đứng yên

    Sau 4 lần liên tiếp giảm giá xăng, dầu tuy nhiên các giá hàng hóa, thực phẩm vẫn không có dấu hiệu giảm. Nhiều loại hàng hóa như bún, phở hay các mặt hàng ở các khu chợ truyền thống như rau xanh, thực phẩm  tươi sống, đồ khô, dầu ăn, mì tôm… vẫn đang nằm ở mức cao. Hiện người tiêu dùng đang lo lắng không biết khi nào hàng hoá giảm để chi tiêu phù hợp với mức thu nhập của mình.

    Nhiều doanh nghiệp hay các cửa hàng nhỏ lẻ cũng tăng giá hàng hóa với lý do xăng dầu tăng trước đó, nhưng khi xăng dầu giảm thì có thừa nhận cho rằng tình trạng "tăng rồi, khó giảm" từ người bán. 

        Giá hàng hóa không chỉ đứng yên mà còn tăng

    Sau khi thanh toán tiền tô bún bò bên đường khu quận 10, Chị Vy - nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ rằng cách đây chỉ mới nửa năm giá cho 1 tô bún bò chỉ dao động từ 25.000-30.000 đồng. Tuy nhiên, hiện tại giá đã lên đến 40.000 đồng cho 1 tô bún bò tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. 

    Nhiều hàng quán cũng giữ giá bán cao. Tại quán cơm tấm An Bình quận 5, trước đó khi giá xăng dầu tăng cao, mỗi dĩa cơm tăng 5.000 - 6.000 đồng nhưng khi giá xăng dầu đã giảm mạnh nhưng giá cơm vẫn giữ nguyên ở mức khoảng 40.000 đồng/dĩa. 

    Lấy lý do giá xăng tăng và chi phí nguyên vật liệu bị ảnh hưởng, từ tháng 5, các quán ăn đã tăng giá ít nhất một lần, tăng thêm 10.000 đồng một tô. Ở một số quán có thương hiệu, có tính cạnh tranh cao thì giá tăng thêm 20.000-30.000 đồng.

    Dẫn chứng thêm cho việc các quán thương hiệu bắt đầu tranh nhau tăng giá điển hình là quán Highland đã thông báo chính sách thay đổi giá toàn quốc  từ ngày 01/07/2022. Theo giá mới, mỗi size sẽ tăng thêm 10.000 đồng, món nước cao nhất tại quán lên đến 85.000 đồng.


    Highland Coffee điều chỉnh giá bán từ ngày 27/06/2022

    Khảo sát của VnExpress cho thấy gas, than là những nhiên liệu, chất đốt có giá tăng cao kỷ lục. Cuối tháng 5, gas lên mức 550.000 đồng (bình xanh 12 kg), sau đó hạ về 430.000 đồng cuối tháng 7. Tuy đã giảm 4 tháng liên tiếp, giá gas vẫn còn cao hơn cùng kỳ khoảng 3,2%.

    So với đầu năm, nhóm thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng 10-50%. Trong đó, dầu ăn, đường, tăng mạnh nhất. Theo ghi nhận, giá dầu ăn bán lẻ tại thị trường TP.HCM hiện 60.000 - 120.000 đồng/lít tùy loại và nhiều người bán xác nhận thời gian qua "giá chỉ tăng chứ không giảm". 

    Tương tự, giá thịt gà công nghiệp được bán lẻ với giá cao 60.000 - 110.000 đồng/kg; bia phổ biến 250.000 - 400.000 đồng/thùng, tăng 50.000 - 75.000 đồng so với hơn một năm trước đó.

    Gây khó khăn đến cuộc sống người dân

    Đa phần các ý kiến của người dân cho rằng, vì giá xăng dầu tăng lên gấp đôi nên tác động đến toàn bộ giá cả hàng hóa trên thị trường, gây khó khăn đến chi tiêu cho cuộc sống của gia đình. Để đối phó với cơn "bão giá”, nhiều gia đình đã cắt giảm chi tiêu để phù hợp với thu nhập hiện tại.

    Được biết, mặt bằng thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ ở mức từ 5-10 triệu đồng/tháng nhưng khi vật giá leo thang, người lao động phải cố gắng tiết kiệm mới có thể trụ vững được ở thành phố. Không chỉ đội ngũ giáo viên mà còn một đội ngũ công chức nhà nước đang công tác tại phường, xã, thị trấn... ở nhà thuê cũng đang phải đối diện với đời sống rất khó khăn.

    Hiện nay, các bà nội trợ bộc bạch rằng không mua đủ thực phẩm cho một ngày do thu nhập vẫn giữ nguyên nhưng giá hàng hóa, thực phẩm tăng cao. Vì vậy, để tiết kiệm chi tiêu, thay vì mua nhiều thực phẩm, họ đã tính toán cắt giảm số lượng cần mua. Chị Ánh nội trợ chia sẻ "Đối với mặt hàng nào tăng giá cao, tôi sẽ không mua và chuyển sang mua mặt hàng khác với giá rẻ hơn".

    Để kiềm giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, UBND TPHCM vừa có công văn chỉ đạo cho các sở, ban, ngành việc thực hiện các biện pháo bình ổn, kiềm chế tốc độ tăng giá. Các doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ giữ giá bình ổn để giữ sức mua, đồng thời chia sẻ được khó khăn với người dân.

    Bên cạnh các biện pháp liên quan đến kinh tế, kỹ thuật, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, để giữ mặt bằng giá, cần đảm bảo được nguồn cầu hàng hoá, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là tiết giảm ở các khâu trung gian.

    Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam là nước đang kiềm chế lạm phát khá tốt (7 tháng CPI tăng 2,54%) nhưng tác động của thị trường thế giới đang đè nặng lên các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, sản xuất hàng tiêu dùng khi các nguyên liệu nhập khẩu đầu vào đang tăng ở mức 2 con số. Đặc biệt, chi phí vận chuyển tăng gấp 2-3 lần do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu và chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng trong khi sức mua chưa thể phục hồi.

Nguồn: VnExpress

Thông qua bài viết trên, bạn hãy cùng Vmax để lại chia sẻ hay đánh giá của mình bằng cách bình luận phía bên dưới nhé!


trong Chia Sẻ
Đăng nhập để viết bình luận
Chiêu trò giả mạo nhân viên ngân hàng lừa đảo tăng "x2"