Chiêu trò giả mạo nhân viên ngân hàng lừa đảo tăng "x2"


Thời đại công nghệ 4.0, lừa đảo cũng được dàn dựng trên nhiều nền tảng khác nhau: Email, SMS, Website của kẻ gian. Chỉ trong 2 tuần nhưng đã có rất nhiều nạn nhân sập bẫy, các tổ chức ngân hàng phải lên tiếng cảnh báo.

Ông Ngô Minh Hiếu - người sáng lập dự án “Chống lừa đảo” cho biết, trong khoảng hai tuần gần đây. Hệ thống đã ghi nhận được rất nhiều báo cáo về nội dung lừa đảo, hệ thống cũng xác định được rằng 30 tên miền này là giả danh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn.

Ông Hiếu cho biết:”đây là con số tăng cao bất thường và mỗi ngày, mỗi ngày hệ thống còn ghi nhận được từ hai đến 3 tên miền mới”.

Những kẻ gian lừa đảo này thường đặt tên có dạng là “tênngânhàng.vn-a.top”, và tên miền chính là “vn-a.top”. Dựa vào công thức đó, tên ngân hàng là tên miền phụ, còn tên miền chính là “vn-a.top” thì sẽ rất dễ bị lừa. Theo các chuyên gia bảo mật cho hay, thì rất nhiều người nhầm với các ngân hàng và tổ chức tài chính là “tennganhang.vn”, dễ dàng lầm tưởng và mắc bẫy. Dựa vào hệ thống cho biết, những tên miền lừa đảo này thường được phát tán qua các SMS và email, để dụ người khác bấm vào link website lừa đảo.



Đặng Nhung - cô Hà Nội cũng nhận được dạng tin nhắn SMS lừa đảo này. Nội dung tin nhắn thông báo mà cô nhận được như sau:”đăng ký dịch vụ tài chính toàn cầu với phí 2.000.000 VNĐ và sẽ bị trừ vào tài khoản trong hai giờ tới. Để hủy dịch vụ này, hãy bấm vào truy cập trang web có địa chỉ”. Nhung cũng kể rằng:”khi bấm vào đường link truy cập thì giao diện website được làm giống với giao diện của ngân hàng, cũng yêu cầu tên đăng nhập và mật khẩu”.

Quốc Tuấn - người dùng tại TP HCM cũng nhận được một tin nhắn với nội dung là “thông báo thẻ ngân hàng sắp khóa, đề nghị người dùng truy cập vào đường link để được hỗ trợ”. Đáng gờm hơn, tin nhắn này còn có thể luồng vào tin nhắn SMS Brandname của ngân hàng và gửi đến số điện thoại của người anh Tuấn.

Vào cuối tháng 7, chiêu trò lừa đảo này đã “cập bến” đến Email, ngân hàng VPBank cho biết:”hiện nay có rất nhiều chiêu trò lừa đảo giả danh ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của người dùng”
Kẻ lừa đảo gửi email với nội dung:”thông báo khách hàng đang có dư nợ thẻ tín dụng cần phải thanh toán. Từ đó, kẻ gian sẽ giả danh làm nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng để hướng dẫn thanh toán và ép thanh toán khoản dư nợ đó”

MoMo - ví điện tử có khá nhiều người dùng cũng cho biết rằng cũng có khá nhiều người dùng nhận được email với nội dung là 1.999.000đ. Những kẻ gian này sẽ đánh vào tâm lý của khách hàng với nhiều quà tặng hấp dẫn và sự thiếu cảnh giác của người dùng. Nếu người dùng truy cập đường website, và nhập các thông tin như số điện thoại, mã OTP thì sẽ bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản. 

Trong tháng đầu năm 2022, báo cáo của Cục An toàn thông tin đã xử lý 506 website lừa đảo giả danh các tổ chức tài chính, ngân hàng và cũng đã hỗ trợ hơn 1,5 triệu người dùng truy cập vào các trang lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người dùng cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi truy cập vào các tên miền lạ có liên quan đến ngân hàng, các tổ chức tài chính. Dựa vào các trang website lừa đảo, kẻ gian còn có thể “ăn cắp” các thông tin như CCCD, hộ khẩu, thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng, mã OTP. Đây là những thông tin tuyệt đối không chia sẻ cho bất kỳ ai, nhân viên, người thân gọi qua điện thoại.


trong Chia Sẻ
Đăng nhập để viết bình luận
Zalo hạn chế tính năng và thu phí người dùng