Các loại mực in mã vạch

Việc sử dụng mã vạch trong quản lý và lưu thong hàng hóa đang ngày càng trở nên cần thiết vì tính tiện lợi và hữu ích của nó. Bất cứ công ty sản xuất nào cũng nên trang bị một hệ thống in mã vạch cho sản phảm của mình, bao gồm máy in mã vạch, giấy in mã vạch, mực in mã vạch..Tuy nhiên, trong bài này Vmax sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu mực in mã vạch trước tiên.

Việc trang bị cho mình một hệ thống in mã vạch sản phẩm là điều rất cần thiết cho các công ty đặc biệt là các công ty sản xuất. Mực in mã vạch đóng một phần rất quan trọng trong việc in mã vạch. Bạn đang tìm hiểu về mực in mã vạch và mong muốn mua được một sản phẩm mực in mã vạch chất lượng thì hãy cùng Vmax tham khảo nội dung dưới đây nhé.

1. Mực in mã vạch là gì ?

Hiện nay có nhiều loại mực in để phục vụ cho nhu cầu in ấn, mỗi loại mực mang cho mình chức năng và sử dụng tốt trong từng trường hợp khác nhau.

Mực in mã vạch một loại mực dạng cuộn ribbon, được cấu thành từ 3 thành phần chính là chất tạo màu mực (carbon), chất sáp (wax), chất nhựa (resin). Mực in mã vạch là loại mực in nhiệt, khi gặp nhiệt sẽ chảy ra, bám lên bề mặt giấy. Do có một số ít nhựa resin trong sản phẩm làm tăng độ kết dính của mực giúp không có hiện tượng nhòe sau khi in.

Mực in mã vạch có rất nhiều màu khác nhau như màu đỏ, trắng, vàng, xanh lá, xanh dương… Tuy nhiên chỉ có màu đen và màu vàng là được sử dụng nhiều nhất. Màu đen cho in những tem thông dụng, màu vàng được sử dụng để in tem cho các cửa hàng trang sức, vàng bạc.


mực in mã vạch là gì?

2. Các loại mực in mã vạch phổ biến hiện nay

Trên thị trường in ấn hiện nay có rất nhiều loại mực in mã vạch với các chất lượng đặc điểm khác nhau gây hoang mang cho người tiêu dùng. Dưới đây là 3 loại mực in mã vạch phổ biến và chất lượng mà bạn có thể tham khảo.

Mực in WAX

Mực in mã vạch Wax là loại mực có tỉ lệ chất sáp chiếm phần lớn thành phần của mực. Chất sáp không chịu được nhiệt độ nên khi tỉ lệ chất sáp cao chúng ta không cần phải tăng nhiệt lượng của máy in lên mà vẫn có thể có 1 bản in sắc nét. Nhờ vậy mà máy in sẽ được bảo quản tốt hơn. Hơn nữa, mực in mã vạch Wax có giá thành hợp lý cho mọi người. 

Mực in mã vạch Wax thích hợp in với chất liệu decal giấy, tan trong nước và dễ tan trong dung môi, rất phù hợp với các siêu thị, shop thời trang,... hoặc với các  mặt hàng không yêu cầu quá cao.


Mực in Wax phù hợp với các siêu thị, shop thời trang,...

Mực in mã vạch WAX / RESIN

Mực in mã vạch Wax Resin là loại mực có cấu tạo thành phần pha trộn giữa chất liệu sáp và chất liệu resin, trong đó nguyên liệu resin chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn một chút so với sáp. Chất liệu mực khi in ra giấy có độ rắn và độ kết dính cao nên chất lượng hình ảnh khi in ra cũng cao và có khả năng chịu được trầy xước, kháng hóa chất, bảo quản lâu hơn.

Mực in mã vạch Wax Resin khó phai trong nước và lâu phai trong dung môi. Có độ bóng cao, độ bám dính tốt, chịu được một số môi trường đặc biệt như nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên nhiệt độ in của mực Wax Resin lại cao, nếu in lâu có thể dẫn đến tình trạng hỏng đầu in của máy in.

Mực in mã vạch RESIN

Mực in Resin là chất liệu mực in mã vạch cao cấp nhất, có thành phần nhựa Resin là thành phần chủ đạo. Ưu điểm của chất liệu Resin là có độ bền rất cao, có thể chịu được môi trường khắc nghiệt, ít trầy xước, có thể chịu được dung môi, chất tẩy rửa, cồn, xăng….Tuy nhiên, mực in Resin cho nhiệt độ nóng chảy rất cao, cao nhất trong các loại mực in mã vạch. 

Bạn chỉ nên dùng loại mực in Resin cho một số sản phẩm đặc biệt hay tiếp xúc với những môi trường đặc biệt như trang sức, các thiết bị điện tử,... nhằm đảm bảo chất lượng thông tin quan trọng khi in ra không bị biến dạng trong quá trình sử dụng. 


Mực in mã vạch Resin có độ bền cao

Đầu tư cho mình mực in mã vạch chất lượng từ hôm nay để thể hiện sự tôn trọng dành cho khách hàng đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn. 

Để tìm hiểu thêm các kiến thức về mực in, đừng quên ghé qua chuyên mục blog tại website Mực in Vmax nhé.

 Nguồn: Tổng hợp


Sign in to leave a comment
Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi bản in có vết sọc đen, chấm đen.
Tùy theo từng lỗi cụ thể xảy ra đối với bản in có vết sọc đen, chấm đen mà tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý thích hợp.