Tìm hiểu về màu sắc mực máy in

Chắc các bạn thắc mắc là thông thường hộp mực máy in chỉ chứa từ 3 tới 6 màu mực, nhưng tại sao khi in ảnh chúng ta thấy có đủ muôn nghìn sắc màu?? Đó cũng là câu hỏi của nhiều người, vì thế, Blog Vmax sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết Tìm hiểu về màu sắc mực máy in dưới đây.

Chắc các bạn thắc mắc là thông thường hộp mực máy in chỉ chứa từ 3 tới 6 màu mực, nhưng tại sao khi in ảnh chúng ta thấy có đủ muôn nghìn sắc màu?? Đó cũng là câu hỏi của nhiều người, vì thế, Blog Vmax sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết Tìm hiểu về màu sắc mực máy in dưới đây.


Cách tạo màu sắc hình ảnh từ 3 màu mực in cơ bản:

Vì hình ảnh được tạo ra bằng các giọt mực, cho nên người ta tìm cách làm cho giọt mực càng nhỏ càng tốt để ảnh in ra được sắc nét. Ngày nay giọt mực nhỏ nhất 1.5 picoliters (thí dụ Epson R800). Giọt mực càng nhỏ thì dễ đặt nằm gần nhau trên mặt giấy như vậy càng cho hình rõ nét và giúp màu sắc thay đổi một cách liên tục hơn.

Nhóm màu mực in CMYK

Nhóm màu mực in CMYK

Chắc các bạn thắc mắc là thông thường hộp mực máy in chỉ chứa từ 3 tới 6 màu mực, nhưng tại sao khi in ảnh chúng ta thấy có đủ muôn nghìn sắc màu. Từ ba màu chính, tùy theo độ đậm lợt chúng pha trộn nhau tạo ra nhiều màu sắc khác nhau khi nhìn từ xa. Người ta dùng ba màu mực là xanh (Cyan), đỏ (Magenta), vàng (Yellow), gọi chung là nhóm màu CMY để pha nhau thành đủ các màu khác nhau. Thường thì còn có thêm một bình mực đen gắn kế bình mực màu. Riêng HP chỉ dùng bình mực đen để in text (chữ), khi in hình có màu đen thì HP pha trộn ba màu CMY vào nhau để tạo ra màu đen. Máy in Epson  thì khác, khi in hình nó dùng luôn mực màu đen nên gọi nó là loại màu CMYK. Theo ý kiến một số người thì màu đen trong các tấm hình in từ máy Epson thấy đen hơn màu đen từ máy HP.

Các loại mực in màu

Có hai nhóm mực in khác nhau, nhóm thứ nhất là mực được pha từ các màu hòa tan trong nước. Loại mực này có cái bất lợi là bị lem khi gặp nước hay hơi ẩm. Ngoài ra hình in từ loại mực in màu hòa tan dễ phai khi để ngoài ánh sáng, nhất là tia cực tím (UV) trong vài tuần lễ, cũng như khi gặp chất oxy-hóa như khí ozone. Nhóm mực thứ hai là loại không hòa tan vào nước nó gồm có các hột màu thật nhỏ nằm lơ lửng trong nước. Loại này khi gặp nước không bị lem nhiều, và rất bền không phai màu. Tuy nhiên loại mực in không hòa tan này khi pha trộn nhau chỉ cho một dãy màu sắc giới hạn và hình in ra không được rực rỡ như loại mực hòa tan. Yếu điểm nầy hiện nay đã được khắc phục.

Cách nay mấy năm mọi người chơi ảnh kỹ thuật số đổ xô đi mua Epson 870 dầu vì ảnh in ra từ máy in này rất xuất sắc. Đây chính là xuất phát điểm cho sự phát triển các dịch vụ chụp ảnh lấy liền: ảnh thẻ, ảnh du lịch, photo sticker. Sau đó người ta thấy là các tấm ảnh in từ máy in nhóm này bị chuyển sang màu cam sau một thời gian trưng bày. Lý do là mực in của Epson khi gặp khí ozone trong không khí thì đổi màu. Điều này Epson phải nghiên cứu cho ra các loại mực không hòa tan thế hệ mới không lem trong nước bền màu và cho rằng độ bền ảnh in ra là 150 năm. HP Photosmart 7960 quảng cáo là hình in ra bền tới 73 năm, Canon I9100 nói hình in ra bền đến 25-30 năm, Epson 2200 dùng archival ink bền 90 năm.

Máy in ảnh Epson 870

Máy in ảnh Epson 870

Nếu dùng kính phóng đại nhìn vào tấm ảnh in từ máy Epson Stylus Photo hay Canon 6-màu mực thì thấy chấm mực nằm sát nhau hơn so với hình in từ máy HP9xx, hay Photosmart 1xxx (3-màu mực). Tuy nhiên có mấy ai xem ảnh bằng kính lúp. Có người nói là ảnh in từ Epson có đẹp hơn, nhưng chỉ hơn tí không đủ để bù vào giá mực in và giấy in dùng riêng cho Epson quá đắt đỏ.

Hiện nay, một số máy in ảnh dùng đến 6 hay thậm chí 8 bình mực (như Canon i9900), ngoài 4 màu kể trên, có thêm 4 sắc độ màu tương tự nhưng độ đậm nhạt khác với 4 màu có sẵn. Lúc đầu người ta đánh giá ảnh khi in bằng máy in 6 màu mực lại có màu sắc không tươi bằng máy in 3 màu. Về sau khuyết điểm này đã được khắc phục.

Nguồn: Internet

Sign in to leave a comment
Các cách quản lý chi phí văn phòng phẩm hiệu quả (P2)
Trong bài Các cách quản lý chi phí văn phòng phẩm hiệu quả (P1), Vmax đã nêu ra 3 cách quản lý chi phí văn phòng phẩm hiệu quả. Hôm nay, chúng tôi muốn gợi ý với các bạn thêm 4 cách quản lý chi phí văn phòng phẩm hiệu quả nữa trong bài viết dưới đây: