Cấu tạo chung của máy in phun

Cũng như tất cả các thiết bị khác, máy in phun có cấu tạo gồm nhiều bộ phận liên kết và hỗ trợ nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu các bộ phận của máy in phun để hiểu rõ hơn và biết cách bảo quản như thế nào cho tốt trong quá trình sử dụng.

Cũng như tất cả các thiết bị khác, máy in phun có cấu tạo gồm nhiều bộ phận liên kết và hỗ trợ nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu các bộ phận của máy in phun để hiểu rõ hơn và biết cách bảo quản như thế nào cho tốt trong quá trình sử dụng.

Máy in phun hoạt động theo nguyên lý phun mực thành từng giọt theo tín hiệu của máy tính để tạo thành các văn bản kí tự, hình ảnh.

 

Cấu tạo của máy in phun

 

- Đầu in: Là bộ phận quan trọng nhất để tạo ra bản in , đầu in bao gồm hàng loạt vòi phun được dùng để phun những giọt mực tạo thành các hình ảnh, chữ viết.

- Hộp mực : Phụ thuộc vào nhà sản xuất và kiểu của máy in . Hộp mực trong máy in phun cũng giống như cơ quan cung cấp nguồn nguyên liệu mực in cho quá trình in ấn. Nếu hộp mực có vấn đề, hết mực hoặc tắc nghẽn mực thì máy in phun sẽ ko hoạt động tốt được. Hộp mực máy in phun bao gồm mực in trắng đen và mực in màu, nếu máy in phun màu cần ít nhất 3 hộp mực đỏ-xanh-vàng và thêm hộp mực đen tùy dòng máy.

>>Xem thêm: Tìm hiểu về màu sắc mực máy in<<

- Motor bước đầu máy in : Motor bước di chuyển bộ phận đầu in ( đầu in và đầu mực ) đằng sau và từ bên này sang bên kia của giấy . Một vài máy in có Motor bước khác để chuyển bộ phận đầu in tới một vị trí cố định cho trước khi máy in không hoạt động . Việc chuyển vào vị trí đó để bộ phận đầu in được bảo vệ khi một va chạm bất ngờ

- Dây Curoa: Nó được dùng để gắn bộ phận đầu in với Motor bước đầu.

- Thanh cố định:  Bộ phận đầu in dùng thanh cố định chắc chắn để sự di chuyển là chính xác và điều khiển được.

Cấu tạo của máy in phun

Cấu tạo của máy in phun

- Khay giấy: Hầu hết máy in phun đều có bộ phận khay giấy để đưa giấy vào bên trong máy in . Một vài máy in bỏ qua khay giấy chuẩn thông thường mà dùng bộ phận nạp giấy ( Feeder ) . Feeder thông thường mở để lấy giấy tại một góc ở sau máy in và nó giữ nhiều giấy hơn khay giấy truyền thống.

- Trục lăn: Nó kéo giấy từ khay giấy hoặc phần nạp giấy đến vị trí sẵn sang để đầu in làm nhiệm vụ tiếp theo của quá trình in.

- Motor cho bộ phận nạp giấy: kéo trục lăn để chuyển giấy vào vị trí chính xác

 - Nguồn cung cấp: Đối với những máy in trước kia có một Adaptor bên ngoài để cung cấp nguồn cho máy in thì hiện nay hầu hết chúng được tích hợp bên trong máy in.

- Mạch điều khiển: Một mạch điện phức tạp bên trong máy in để điều khiển tất cả mọi hoạt động như giải mã tín hiệu thông tin gửi từ máy tính tới máy in ....

- Cổng giao diện: Nhiều máy in dùng cổng song song , nhưng hầu hết máy in mới bây giờ đều dùng giao diện cổng USB . Có một vài máy in dùng cổng nối tiếp hoặc cổng SCSI.

Trên đây là các bộ phận cấu tạo nên máy in phun thông thường. Mỗi bộ phận đều thực hiện những chức năng riêng và đều giữ vị trí quan trọng trong hoạt dộng của máy in phun. Bạn nên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy in phun thường xuyên (đặc biệt là hộp mực) để máy in phun hoạt động ổn định và hiệu quả dài lâu hơn.

Nguồn: Internet

Ngoài ra, nếu gặp bất cứ sự cố nào với máy in phun, bạn có thể liên hệ với Vmax hotline: 1800.58.58.59 (miễn phí) - 0839.119.966,  hoặc truy cập vào website Vmax.vn để được hỗ trợ.

 

Sign in to leave a comment
Đánh giá máy in Canon PIXMA E410
Những tiêu chí hàng đầu cho người dùng khi lựa chọn mẫu máy in phun màu đa năng này là gọn nhẹ, dễ dùng và tiết kiệm mực. Điều đáng tiếc là sản phẩm không có kết nối Wi-Fi vốn đang rất phổ biến. Hãy cùng theo dõi bài đánh giá sau đây để tìm hiểu về mẫu máy in đa năng này nhé.