Thực trạng những người con có xu hướng "ăn bám" bố mẹ

Hiện nay, trong nền kinh tế tại châu Á thì giới trẻ hay người người trưởng thành có xu hướng không chịu sống tự lập và không nỗ lực khi gặp thất bại vì thế họ lựa chọn việc  “ăn bám” bố mẹ trong suốt một thời gian dài. 

Thực trạng “ăn bám” tại các nền kinh tế lớn nhất Châu Á

Tại Nhật Bản vì tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm dần kèm theo sự già hóa dân số là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ thực trạng người trẻ không thể tự chu cấp cho bản thân và phải sống dựa dẫm vào bố mẹ.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản được đánh giá là thấp do có nhiều công việc bán thời gian và thời vụ nhưng những loại hình việc làm này có mức lương thấp và không ổn định.

Theo điều tra từ chính phủ Nhật Bản, hiện quốc gia này có hơn 3 triệu người độc thân tuổi từ 35 đến 40 vẫn đang sống cùng bố mẹ. Trong đó, khoảng hơn 600.000 người thất nghiệp, không chịu tìm việc làm hoặc có những công việc tạm thời không nuôi được bản thân.

Tại Hàn Quốc, nguyên nhân chính của tình trạng trên được nhận định là do tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ luôn ở mức cao. Số lượng lao động trên 60 tuổi ngày càng tăng, trong khi đối tượng lao động trong độ tuổi 20 thì vẫn không thay đổi.

Tại cả hai quốc gia trên, tình trạng này đã làm cho các bậc phụ huynh phải kéo dài thêm thời gian làm việc hơn trước, mục đích là để vừa để nhận thêm một khoản lương hưu, vừa để hỗ trợ cho con cái. 

(Theo: Bloomberg)

Những đứa con "ăn bám" bố mẹ

Hiện tượng "ký sinh" của những người con lên bố mẹ

Hiện nay, tại Việt Nam thì hiện tượng những người trưởng thành thất nghiệp, không chịu đi làm mà chỉ biết phụ thuộc vào bố mẹ vẫn đang xảy ra hầu hết trong nhiều gia đình.

Chẳng hạn như trường hợp của anh Hoài đang là nhân viên văn phòng của một công ty tư nhân đã được 3 năm, nhưng anh cho biết hiện tại vẫn sống với bố mẹ và vẫn còn phụ thuộc vào phụ huynh quá nhiều. Dù đi làm đã lâu nhưng anh vẫn còn nhờ vào tiền phụ cấp mỗi tháng từ bố mẹ và về việc ăn uống dọn dẹp cũng do một tay bố mẹ làm.

Hay chị Vy là một người năm nay đã 25 tuổi nhưng do chưa tìm được công việc phù hợp nên chị quyết định không đi làm. Bố mẹ chị mặc dù đã có tuổi nhưng toàn bộ chi phí kinh tế trong gia đình thì họ đều phải tự gánh vác.

Những người sống phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ như hai trường hợp trên không phải hiếm mà nó còn là một thực trạng đáng báo động đến toàn bộ Việt Nam và Châu Á.

Ở nước Anh thì hiện tượng này được dùng thuật ngữ NEET (Not in Education, Employment, or Training) để chỉ những người không đóng góp sức lao động cho xã hội hay tham gia các hoạt động giáo dục hoặc đào tạo, không có thu nhập kinh tế, hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình. 

Ở Pháp, đó là những "đứa con chuột túi" (Kangaroo), được bố mẹ nuôi kể cả khi đã đến tuổi trưởng thành. Còn ở Trung Quốc, gọi là những "đứa trẻ to xác" không thể tự độc lập về kinh tế, cần sự bảo bọc của cha mẹ.

Việt Nam chưa có khảo sát nào về hiện tượng này nhưng có những dấu hiệu khiến các nhà xã hội học lo lắng. Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 18- 25 tuổi cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung. 

Cần làm gì để thay đổi nhận thức sống dựa dẫm vào bố mẹ

Theo chuyên gia, cần phải xây dựng chương trình giáo dục rèn luyện kỹ năng sống bên cạnh kiến thức cho con ở độ tuổi học sinh. Mùa hè, cha mẹ nên cho con tham gia trại hè để học kỹ năng xã hội và hướng dẫn con làm việc nhà lúc rảnh rỗi. Không chỉ con trẻ, mà cha mẹ cũng cần được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng "Làm cha, làm mẹ hiệu quả".

Phó giáo sư Nguyễn Đức Lộc khuyên nên thích ứng dần với mô hình gia đình hạt nhân để người trẻ chủ động với cuộc sống riêng, bớt phụ thuộc vào bố mẹ. "Ở phương Tây, tài sản cha mẹ để lại thường chuyển vào các quỹ từ thiện để phục vụ xã hội, còn con cái sau 18 tuổi sẽ không còn được chu cấp mà phải tự lo cuộc sống. Làm như vậy, người trẻ học được tinh thần yêu lao động, có đạo đức và kỹ năng sống", ông nói.

(Theo: VnExpress)

Thông qua bài viết trên, Vmax hi vọng bạn sẽ nêu lên những ý kiến và nhận định của bạn về thực trạng "ăn bám" ngày nay. Hãy cùng mực in Vmax để lại chia sẻ của bạn bằng cách bình luận phía bên dưới nhé!

trong Chia Sẻ
Đăng nhập để viết bình luận
10 tính năng thú vị của Zalo mà ít người dùng biết đến