Sự khác biệt của 4G LTE, 4G VÀ 5G

Mạng 4G LTE, 4G và 5G có điểm gì khác nhau? Bạn đang sử dụng băng thông di động nào? Giữa chúng có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng Vmax khám phá các giá trị khác nhau của 4G LTE, 4G và 5G.

LTE là gì?

LTE là thuật ngữ viết tắt của từ Long Term Evolution và là nền tảng cho kết nối 4G. LTE không được xem là một công nghệ mạng mà là chuẩn cận với công nghệ mạng 4G.

Khi thiết bị điện thoại di động của bạn được kết nối với LTE thì sẽ có biểu tượng như 4G ở góc màn hình. Hiện tại, công nghệ LTE gây ấn tượng người dùng với dung lượng và tốc độ mạng mượt mà.

LTE có tốc độ nhanh hơn 3G nhưng không đạt được tốc độ tối thiểu như 4G. Thế hệ máy đầu tiên được trang bị LTE đều chỉ cho phép sử dụng trong vòng một vài giờ, nhưng tương lai, rất nhiều mẫu sản phẩm cải tiến sẽ giúp người dùng trải nghiệm LTE trong một hoặc hai ngày trọn vẹn sau mỗi lần sạc. 

Hiện nay, hầu hết các thiết bị di động bán ra trên thị trường đều hỗ trợ công nghệ LTE để kết nối các dịch vụ 4G, một số máy thậm chí còn không trang bị chuẩn kết nối cũ 2G hoặc cả 3G. 

4G là gì?

Khác với LTE, 4G có tên viết tắt của Fourth Generation là công nghệ truyền thông không dây và các tiêu chuẩn thiết lập cho kết nối 4G. Đó là bước tiếp theo so với công nghệ đi trước nó là 3G.

Khi một kết nối có truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 1 hay 1.5 Gb/giây mới được xem là mạng 4G. Tuy nhiên, trên các phần cứng của các điện thoại smartphone hiện nay, hầu hết chúng đều ghi là "4G LTE" chứ ít khi xuất hiện dòng chữ "4G" riêng biệt.

Vậy nên hiện tại chưa có một thiết bị mạng hay một chiếc smartphone nào đạt được tốc độ truyền tải như vậy. Điều này đã làm các nhà mạng phải gắn thêm chữ "LTE" để giúp người dùng hiểu rằng đây chưa phải là một công nghệ chuẩn 4G, thay vào đó chỉ là một chuẩn tiệm cận công nghệ mạng thứ tư.

Hầu hết ngày nay những smartphone cao cấp từ LG, Sony hay Samsung đều hỗ trợ 4G LTE. Thậm chí những smartphone giá rẻ từ Lenovo, OPPO, Meizu hay Xiaomi cũng có khả năng kết nối với mạng 4G LTE. Do đó, bạn cần đọc rõ thông số kỹ thuật của thiết bị, hoặc cần sự tư vấn từ nhân viên bán hàng trước khi ra quyết định mua.

Nguồn: HnamMobile

5G có nghĩa là gì?

5G là tên viết tắt của 5th Generation, được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây.

5G là sự cải tiến hơn so với 4G, thế hệ thứ 5 của mạng động. Tốc độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn, xử lý dữ liệu tốt hơn nhiều so với 4G, là cuộc cách mạng lớn về mạng, đặc biệt với ô tô thông minh.

5G không chỉ phát triển mạnh mẽ về tốc độ mà nó sẽ mở ra những ứng dụng hoàn toàn mới và gây ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo.  

Phân biệt giá trị của 4G LTE, 4G, 5G


4G LTE

4G

5G

Tốc độ
Mạng 4G LTE cho tốc độ tải xuống ở mức cao nhất đạt 300 Mbp/s và tốc độ tải lên mức cao nhất đạt 75 Mbp/s.
Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s.
Tốc độ 5G có thể đạt đến 10 Gbp/s thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng ngoài phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbp/s.

Độ trễ

(ping)

Độ trễ trong việc truyền tải dữ liệu thấp hơn 5 ms.


Độ trễ là khoảng 30 ms hoặc có thể cao hơn nếu trong điều kiện không tốt.
Độ trễ có thể xuống tới 10 ms, thậm chí là bằng 0 trong điều kiện hoàn hảo.
Kết nối thiết bị

4G LTE có khả năng thực hiện cuộc gọi liền mạch. Các mạng cũ sử dụng công nghệ chuyển mạch nên có thể gây gián đoạn cuộc gọi khi người dùng kết nối với mạng 4G LTE.

=> Có thể bị gián đoạn nếu sử dụng công nghệ chuyển mạch.

Cơ sở hạ tầng mạng không thể đối phó với số lượng lớn thiết bị, dẫn đến tốc độ dữ liệu chậm hơn và thời gian trễ để tải xuống lâu hơn.

=> Khó kiểm soát được tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị.

Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc như điện thoại thông minh, máy móc hạng nặng, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng…

=> Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị.

Truyền tín hiệu

Truyền tải tín hiệu nhanh hơn mạng 3G gấp nhiều lần nhưng so với mạng 4G thì vẫn chưa tới. 

Gây hao phí tài nguyên do tín hiệu được phân tán xung quanh, kể cả không có thiết bị kết nối.

Để không bị nhiễu sóng, phần mềm trong ăngten sẽ truyền tín hiệu tập trung tới các thiết bị.

Nguồn: Thegioididong

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn biết sự khác biệt giữa 4G LTE, 4G và 5G. Hi vọng Vmax đã giúp  bạn có thể hiểu thêm về thông tin bổ ích này để lựa chọn được công nghệ truyền thông phù hợp với mình. Để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ hãy theo dõi mực in Vmax ngay nhé!!!


trong Chia Sẻ
Đăng nhập để viết bình luận
Thực trạng những người con có xu hướng "ăn bám" bố mẹ