Dân kinh doanh không chỉ cần IQ cao, muốn thành công phải có cả EQ tốt

Chỉ số cảm xúc hay trí tuệ cảm xúc là những thứ người ta vẫn hay nhắc tới trong các bài học thành công, đặc biệt với những người làm tài chính, kinh doanh.

Chỉ số cảm xúc hay trí tuệ cảm xúc là những thứ người ta vẫn hay nhắc tới trong các bài học thành công, đặc biệt với những người làm tài chính, kinh doanh.

Trong khoảng thời gian khởi đầu công việc, cho dù bạn làm gì, từ ngân hàng, pháp lý, tư vấn viên, kế toán hay sales... bạn sẽ nhận thấy rằng những người bạn cùng khoá học với mình hay những người có cùng tuổi nghề họ thông minh và chăm chỉ chẳng kém gì bạn, bạn sẽ thấy rằng nếu muốn khác biệt bạn cần làm một thứ gì đó khác đi. Và nếu nhận thấy điều đó, thứ bạn đang thiếu chính là EQ, chỉ số cảm xúc sẽ giúp bạn bứt phá trong công việc.

Nếu không có EQ, những gì tuyệt vời nhất, hay ho nhất bên trong bạn sẽ không chịu xuất đầu lộ diện, không được tôn trọng và quan trọng hơn hết là bạn chẳng có gì khác biệt như hàng trăm người khác làm cùng ngành nghề. Đừng nghĩ rằng mình kém thông minh hay có chỉ số IQ không bằng bạn bằng bè, phát triển EQ quan trọng hơn rất nhiều với những người mới làm việc và thậm chí cả với những cựu binh đã có kinh nghiệm đầy mình.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng như định hướng cảm xúc cho người khác, để tách biệt các loại cảm xúc khác nhau và phân chúng ra từng khu vực riêng. Sau khi đã phân tách chúng, bạn có thể sử dụng những dữ liệu đã có từ đó định hướng hành vi, suy nghĩ của chính mình.

Nhiều nghiên cứu cho thấy EQ là một trong những chỉ số quan trọng nhất cho thấy hiệu quả làm việc của những người lãnh đạo cũng như những nhân viên xuất sắc. Không có EQ cho dù một nhân viên được huấn luyện tốt nhất thế giới, có đầu óc chiến lược sắc bén, lượng kiến thức dồi dào, ý tưởng mới luôn tuôn trào... nói chung là rất tuyệt vời nhưng thiếu EQ, họ không thể thăng tiến trong công việc và không thể trở thành một lãnh đạo tốt.

Trong thời đại hiện nay, trí tuệ cảm xúc càng có tầm quan trọng cao hơn, những tổ chức hay doanh nghiệp toàn cầu yêu cầu kết nối mạnh mẽ hơn giữa các cá thể bên trong, sự kết nối này dẫn tới việc khách hàng sẽ chi nhiều tiền hơn cho thông tin mà bạn cung cấp.

Thế nhưng, để có thể cải thiện được trí tuệ cảm xúc, trước hết bạn cần hiểu nó là gì. EQ không thể được mô tả bằng sự thuyết phục hay tính cách mà nó còn ẩn chứa trong mình khả năng thích ứng, cộng tác và sự thương ai. EQ có thể được luyện tập thông qua cách lắng nghe, bình tĩnh trước những rắc rối, giúp đỡ đồng nghiệp, kết nối và hiểu khách hàng...

Trong một văn phòng, nó là mối quan hệ của chính bạn: Quan hệ của bạn với bản thân mình (nhận thức/thích ứng), quan hệ của bạn với đồng nghiệp (sự cộng tác/phối hợp) và quan hệ của bạn với khách hàng (sự đồng cảm).

Tự nhận thức/thích ứng

Tự nhận thức là khả năng hiểu về điểm mạnh/yếu của bản thân đồng thời xác định được cảm xúc bản thân cũng như cách nó ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi của bạn. Tự nhận thức là một thành phần quan trọng của EQ vì nó giúp bạn thích ứng với nhiều người khác nhau, từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng, phong cách làm việc hay những loại tính cách bạn có thể gặp trong quãng thời gian đi làm.

Khi bạn tiến thêm một bước trên nấc thang sự nghiệp, bạn sẽ cần thêm cách thức để thích ứng với các vị trí và trách nhiệm khác nhau. Chính vì thế để thành công bạn cần có khả năng tự nhận thức, mềm dẻo với mọi việc, mở mang với ý tưởng mới, dự án mới, con người mới... Điều này sẽ củng cố khả năng kết nối cũng như tăng cường sự chuyên nghiệp của bản thân, bạn sẽ luôn sẵn sàng với những thách thức mới và có khả năng đưa ra những mô hình, ý tưởng mới.

Khả năng tự nhận thức giống với một chiếc dao gấp đa năng, càng có nhiều công cụ bạn càng dễ thích nghi hơn với những thứ mới

Là người mới vào nghề, điều tuyệt nhất tới với bạn là khả năng bố trí sự thích ứng của bản thân. Hãy hỏi sếp hay khách hàng xem bạn thích ứng tốt tới mức nào, khả năng đối phó với thay đổi của bạn ra sao... từ đó điều chỉnh bản thân để tăng cường sự thích ứng đó, mở rộng nó ra hơn.

Để mô tả đơn giản, tự nhận thức giống như một chiếc gương không sạch cho lắm, bạn càng giỏi tự nhận thức, chiếc gương này sẽ càng trong và giúp bạn nhìn thấy mình rõ hơn

Sự cộng tác/phối hợp

Phối hợp tốt luôn là yếu tố quan trọng trong các môi trường làm việc hiện đại vì đa phần các công việc đều được phân chia theo nhóm. Các loại hình kinh doanh mới cũng luôn hướng tới làm việc theo nhóm thay vì làm việc cá nhân, các nhóm này ngày một có xu hướng lớn hơn theo thời gian.

Để có khả năng thành công trong thời điểm hiện tại, bạn cần phối hợp tốt với đồng nghiệp của mình để mang lại lợi ích cho cả nhóm. Những bản đánh giá luôn đề cao khả năng làm việc nhóm chứ không phải là thành tích cá nhân. Một khi đã làm việc theo nhóm, bạn cần tôn trọng khả năng của những người khác, góc nhìn của những người khác và cả ý tưởng của họ.

Một cái đầu luôn suy nghĩ kém hơn nhiều cái đầu, nhưng để sử dụng được nhiều cái đầu cho một vấn đề, bạn cần biết cách làm việc theo nhóm

Nếu chưa từng làm việc theo nhóm hoặc muốn cải thiện khả năng làm việc theo nhóm, hãy học cách giúp đỡ đồng nghiệp của mình trước (bạn có thể giúp họ trong cả những dự án không liên quan tới bạn), hãy thận trọng thống kê những mâu thuẫn và bất đồng trong quá trình làm việc, xây dựng lại hệ thống, nhóm tốt hơn và đừng bao giờ thể hiện rằng bạn hơn người khác. Bạn sẽ biết mình thành công khi có nhiều người muốn được làm việc cùng nhóm với mình.

Sự đồng cảm

Sự đồng cảm là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác, nó có thể tới từ kinh nghiệm bản thân hoặc cách mà bạn cố gắng hiểu người đối diện. Sự đồng cảm cho phép bạn xây dựng niềm tin với khách hàng và đây là thứ khó khăn, ít được đề cao trong bất kì công việc nào.

Xây dựng niềm tin có thể mất rất nhiều thời gian, thế nhưng khi nó được hình thành, nó sẽ đừng đáp xứng đáng cho bạn

Mọi người vào nghề và nghĩ rằng điều quan trọng nhất trong công việc chính là việc tìm ra câu trả lời cho mọi thứ. Thế nhưng trong các công ty lớn và bạn đang làm trong ngành nghề chuyên giải quyết vấn đề, tìm ra câu trả lời thôi là chưa đủ. Nếu như khách hàng nói ra rắc rối, chẳng khó gì để chúng ta cung cấp câu trả lời, điều khó khăn nhất chính là làm thế nào để khách hàng nói ra rắc rối với mình.

Vậy làm thể nào để xây dựng được niềm tin với khác hàng? Trước hết bạn cần tập trung học cách lắng nghe, hãy lắng nghe để hiểu vấn đề và hỏi lại khách hàng những thứ đơn giản để bóc tách vấn đề đó, khi khách hàng thấy thoải mái họ sẽ chia sẻ cho bạn rắc rối thật sự họ đang gặp phải.

Sử dụng EQ như thế nào để thăng tiến trong công việc?

Lý tưởng về sự thăng tiến sớm trong công việc đánh lừa mọi người rằng ta cần chăm chỉ và thông minh hơn, thế nhưng khi đã biết về EQ bạn nên tập trung học hỏi những người khác, những người có khả năng thích ứng tốt, luôn lắng nghe và là người làm việc nhóm tuyệt vời.

Nhớ về 3 nhóm trí tuệ cảm xúc bên trên chứ? Nhóm đầu tiên, sự tự nhận thức sẽ giúp bạn tìm được những khách hàng tiềm năng, tiếp theo đó khả năng thích nghi sẽ giúp bạn tiếp cận được những khách hàng này.

Khi đã tiếp cận được khách hàng, bạn sẽ sử dụng khả năng làm việc theo nhóm để phối hợp cùng đồng nghiệp hay khách hàng để giải quyết các vấn đề và sự đồng cảm sẽ là chìa khoá cuối cùng khi bạn tìm ra được thứ khách hàng thật sự cần, rắc rối khiến họ đau đầu và giờ nhiệm vụ của bạn là sử dụng kiến thức đã có để giải quyết vấn đề đó, làm hài lòng khách hàng.

Những công việc hiện tại ngày một ưa chuộng tấn công theo cảm xúc và những kĩ năng mềm đang dần lên ngôi. Nếu có thể thành thục những kĩ năng trí tuệ cảm xúc trên, bạn sẽ có khả năng bứt phá khỏi đám đông và xây dựng nên thành công cho riêng mình, thứ sẽ giúp bạn cảm thấy thoả mãn.

Theo Trí Thức Trẻ/HBR

Sign in to leave a comment
Bí quyết "vực dậy" nỗi lo sợ thiếu ngủ của dân văn phòng
Nếu bạn là người đang phải liên tục thức khuya dậy sớm cho những dự án lớn đầy quan trọng thì đây chính là bài viết đúng thời điểm dành cho bạn.